Những trò chơi dân gian thú vị trong ngày Tết

|

Những trò chơi dân gian thú vị trong ngày Tết

Ở mỗi miền quê; Việt Nam, dù là thành thị hay nông thôn, dù là miền núi hay đồng bằng, miền xuôi hay miền ngược, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại rộn ràng trong tiếng trống hội, tiếng hò reo vui mừng của các trò chơi dân gian. Những trò chơi dân gian trong dịp Tết, lễ hội đã ăn sâu vào tiềm thức tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. So với những dịp khác, trò chơi dân gian ngày Tết có phần đặc biệt hơn với bầu không khí sôi động, háo hức tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười. Những trò chơi dân gian đó không đơn thuần là những trò vui tiê;u khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc.
 
Đánh đu: Là một trò chơi dân gian khá phổ biến ở Việt Nam. Chơi đu thường diễn ra vào những ngày Tết cổ truyền hay trong các ngày lễ hội đầu xuân ở các hội làng. Theo nhiều nghiê;n cứu, trò chơi này đã có từ trước thời Hán thuộc.

Từ trong Tết bê;n cạnh đình hay một thửa ruộng rộng rãi, khô ráo người ta chuẩn bị các cột đu. Họ chọn cây tre to, dài để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ gọn và chắc để tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh.

Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lê;n cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lê;n đu, người nhún người đẩy.

 

 
Ảnh minh họa: Nguồn internet
 
Đánh đu thực sự đã trở thành nét đẹp văn hóa trong các dịp lễ, tết… khi các chàng trai, cô gái trong những trang phục rực rỡ sắc màu, hòa trong tiếng trống, tiếng reo hò cùng bay lê;n không gian tạo nê;n bức tranh ngày Tết tràn đầy sức xuân nơi miền quê; thôn dã.

Đấu vật: Là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết và lễ hội. Ở Việt Nam, ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật tại Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động... Đặc biệt khi xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng.
 
Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng xã đã treo giải vật rất cao trong ba ngày Tết. Tục xưa, người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác. Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lê;n.

Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà còn là sự mưu trí và nhanh nhẹn của các đô vật góp phần đáng kể vào việc chiến thắng được đối phương. Về kỹ thuật cũng có những “miếng” riê;ng của nó như đệm, bốc, ghì... mà tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện đô vật phải biết lợi dụng triệt để các thời cơ quật ngã hay bê; bổng đối phương.

Đập niê;u đất: Đập niê;u đất cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê; miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trê;n sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niê;u. Một vạch mốc cách giá treo niê;u khoảng 3 đến 5m được kẻ làm điểm xuất phát.

 


Ảnh minh họa: Nguồn internet

 
Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nê;n họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niê;u để đập cho trúng một trong những chiếc niê;u đang treo trê;n dây. Người đập trúng niê;u sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niê;u bị đập vỡ… Trò chơi đập niê;u đất ngày nay vẫn là trò chơi thu hút nhiều người tham gia bởi tính giải trí khá cao, mang lại không khí vui tươi trong các dịp lễ, hội.
 
Kéo co: Được biết đến như trò chơi dân gian truyền thống và cũng là một môn thể thao mang tính đồng đội, thường có mặt trong lễ hội, sự kiện sinh hoạt cộng đồng lôi kéo nhiều người tham gia. Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở các nước Đông Nam Á v???i mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiê;n đoán liê;n quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.

Tại Việt Nam, kéo co đã trở thành trò chơi tập thể, phong tục phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Đặc biệt, trò chơi này thường được diễn ra ở vùng Trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội… Với cách chơi đơn giản, số người chơi bao nhiê;u tùy ý, được chia làm hai phe bằng nhau, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bê;n nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc bê;n kia là bê;n đó thắng.

Năm 2015, UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với một số quốc gia khác là Campuchia, Hàn Quốc, Philippines. Đây cũng là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiê;n Việt Nam tham gia đệ trình và được chấp thuận.

Chọi gà: Là một thú chơi tao nhã, vừa có tính tiê;u khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông xưa. Trò chơi chọi gà xuất hiện ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của cả nước, song nổi tiếng nhất phải kể đến nhiều làng nổi tiếng với chơi chọi gà như Đình Bảng, Thổ Hà, Yê;n Phụ -Yê;n Phong (Bắc Ninh). Nam Bộ trước đây cũng từng là nơi sôi nổi nhất với thú chơi này. Người ta phải cất công tuyển chọn giống gà hay t??? các địa phương như: Cao Lãnh, Hóc Môn, Cần Đước, Trà Vinh... để có được những “chiến kê;” xuất sắc.

Tuy chỉ là một “thú vui tiê;u khiển”, nhưng việc chăm sóc, chọn lọc, nuôi dưỡng, huấn luyện gà thì là cả một quá trình rất công phu. Từ xa xưa, trong dân gian đã lan truyền “chiê;u” lựa gà nòi chuẩn: “Đầu công, mình cốc, mắt ốc, chân chì, cánh võ trai, quản ngắn, chẳng thua ai”. Rồi đến công đoạn chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện… cũng được những người chơi đặc biệt quan tâm và có những bí quyết riê;ng.

Xuất phát là trò chơi dân gian, nê;n tinh thần của trò chơi này là thắng thua không quan trọng, mà chủ yếu để những người nuôi gà chọi chia sẻ kinh nghiệm và điều đặc biệt là để khán giả chứng kiến những pha biểu diễn kịch tính của các chú gà, tạo niềm vui trong dịp Tết đến Xuân về. Trò chơi chọi gà thường thu hút đông đảo quần chúng tham gia, vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng có trong các hội làng xưa.

Cờ người: Là một trong những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp lễ hội, đặc biệt là trong những ngày Tết Nguyê;n đán. Trò chơi này không đơn thuần chỉ để giải trí mà còn mang tinh thần thể thao trong một cuộc đấu đầy trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc.

Cờ người thực chất là một môn cờ tướng do người đóng thành các quân cờ. Bàn cờ là sân đất rộng hoặc sân 
đình, chùa; mỗi ván cờ là 32 quân, gồm 16 nam, 16 nữ đeo biển (tê;n quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí. Hai tướng (tướng ông, tướng bà) có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng. Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trê;n bãi. Cứ mỗi lần ăn quân của đối phương thì quân cờ thể hiện bằng 1 bài biểu diễn song đấu hoặc một bài tự vệ… 
 
Không chỉ là một trò chơi dân gian, cờ người còn mang đậm dấu ấn diễn xướng dân gian thông qua các điệu múa kèm theo những bài vè đặc trưng.

Đi cầu kiều: Là một trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú v???. Ở trò chơi này, người ta lựa chọn một bờ đất cao trê;n một hố đất rộng hoặc qua ao, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trê;n bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừng hay chão, dây buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Làm sao để chiếc cầu đung đưa khó đi.

Giải thưởng được treo trê;n cột, đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã ngã. Có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao. Càng nhiều người ngã cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người./.
Ứng dụng giải trí về tin nhắn thể thao