Số hóa nông nghiệp trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

|

Số hóa nông nghiệp trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Số hóa nô;ng nghiệp trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) được xem là giải pháp, hướng đi đúng trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Thúc đẩy số hóa nô;ng nghiệp giúp đồng bào DTTS&MN tiếp cận gần hơn với các tiến bộ chuyển giao kỹ thuật, áp dụng khoa học - cô;ng nghệ (KH&CN) vào sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất đưa kinh tế của vùng phát triển tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng. Đồng thời, mở ra cơ hội thu hẹp khoảng cách thị trường cho nô;ng nghiệp vùng DTTS &MN với thành thị và theo kịp thời đại.

Thực trạng thúc đẩy số hóa nô;ng nghiệp trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Năm 2019, dân số DTTS là 14,1 triệu người với 5.468 xã vùng DTTS&MN. Các xã vùng DTTS phân bố chủ yếu ở khu vực nô;ng thô;n (chiếm 87,3%) với gần 3,1 triệu hộ. Trong những năm qua, sản phẩm nô;ng nghiệp của người dân vùng DTTS&MN vẫn thô;ng qua các thương lái để tìm đầu ra mà khô;ng có sự gắn kết cao giữa những sản phẩm nô;ng nghiệp với sàn thương mại điện tử (TMĐT). Bên cạnh đó, việc liên kết trong chuỗi cung ứng cơ bản như: Sản xuất, thu hoạch và vận chuyển; xử lý và lưu trữ; đóng gói, phân phối; đưa ra thị trường của người nô;ng dân và các Hợp tác xã nô;ng nghiệp của người dân vùng DTTS&MN cũng chưa thực sự chuyên nghiệp đang là những rào cản cho việc kết nối giữa sản phẩm nô;ng nghiệp với giao dịch điện tử hiện nay.
 

                                                                                                  Ảnh minh họa 

Xác định nô;ng thô;n, miền núi và vùng dân tộc khô;ng thể phát triển và thoát nghèo nếu khô;ng hướng tới cô;ng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập vào phát triển chung của cả nước, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách chung cũng như chính sách, pháp luật về KH&CN ưu tiên phát triển vùng DTTS&MN. Đặc biệt, ngày 13/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1747/QĐTTg về phê duyệt“Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và cô;ng nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nô;ng thô;n, miền núi, vùng DTTS giai đoạn 2016-2025”(chương trình) với quan điểm tập trung ưu tiên cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao cô;ng nghệ tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS; các dự án có sự tham gia của các doanh nghiệp với vai trò là hạt nhân trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS. Theo đó đã huy động được sự vào cuộc của các cấp các ngành, địa phương và sự hưởng ứng của người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào DTTS&MN tham gia vào Chương trình qua đó góp phần thúc đẩy chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nô;ng nghiệp và bước đầu đã đem lại những kết quả rõ nét. Cụ thể, sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, nô;ng thô;n miền núi đã có 400 dự án được phê duyệt. Các dự án khi kết thúc dự kiến xây dựng được 1.309 mô; hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, so với mục tiêu 1.200 mô; hình theo kế hoạch (đạt 109,1%); chuyển giao được 2.126/1.500 lượt cô;ng nghệ mới, tiên tiến phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nô;ng thô;n, miền núi, vùng dân tộc thiểu số (đạt 141,7%); làm chủ được cô;ng nghệ sản xuất một số giống sạch bệnh, có chất lượng cao, giá thành hạ, thay thế giống nhập khẩu từ nước ngoài. Có 43 dự án đã nghiệm thu, trong đó 2 dự án loại Xuất sắc, 33 dự án loại Khá, 8 dự án Đạt. Nhờ áp dụng KH&CN vào sản xuất nhiều gia đình đồng bào DTTS&MN đã thoát nghèo, từ hộ cận nghèo lên hộ có thu nhập trung bình khá. Việc cô;ng nhận doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC, vùng nô;ng nghiệp ứng dụng cô;ng nghệ cao đã được giao cho các tỉnh xem xét nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương xác định theo lợi thế và chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh nô;ng nghiệp của tỉnh.

Chương trình đã đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho 1.800/1.500 cán bộ quản lý (đạt 120%); đào tạo được 3.520/2.500 kỹ thuật viên cơ sở ở địa phương (đạt 140,8%); tập huấn cho 78.610/80.000 lượt nô;ng dân về các tiến bộ khoa học và cô;ng nghệ đã được chuyển giao, ứng dụng cho dự án (đạt 98,3%). Các dự án thuộc Chương trình đã giúp các địa phương tiếp nhận, làm chủ và phát triển các cô;ng nghệ.

Kết quả đạt được từ các chương trình KH&CN khá toàn diện, đã tác động tốt đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm chuyển biến mọi mặt vùng DTTS&MN. Một số sản phẩm đã trở thành hàng hóa được phân phối trên các thị trường, đã có nhiều mô; hình ứng dụng KHCN điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội thiết thực trên địa bàn, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu KHCN vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực nô;ng thô;n, miền núi, vùng đồng bào DTTS. Đơn cử với lợi thế về khí hậu, đất đai huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất nô;ng nghiệp qua các mô; hình sản xuất ứng dụng cô;ng nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài chăn nuô;i bò sữa, việc trồng hoa, cây cảnh, cây cô;ng nghiệp, các loại cây ăn quả cũng được các doanh nghiệp, các hộ gia đình trồng tập trung như: Chanh leo, dâu, bơ, xoài, nhãn, mận với tổng diện tích lên tới hơn 7.000 ha. Toàn huyện hiện có hơn 300 trang trại mang lại thu nhập bình quân từ 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm. Nhiều diện tích cây ăn quả cho thu nhập từ 500 triệu đến 800 triệu đồng/ha/năm. Còn tại xã Ðô;ng Sang, huyện Mộc Châu với 7 dân tộc anh em chung sống, diện tích tự nhiên gần 4.300ha, trong đó, đất nô;ng nghiệp chiếm 95,14%. Từ năm 2018 đến nay, đã hình thành nhiều mô; hình trang trại do các doanh nghiệp đầu tư, có những trang trại đạt thu nhập 800 triệu đồng đến hơn một tỷ đồng/năm. Nhờ áp dụng cô;ng nghệ trong nô;ng nghiệp đã thay đổi tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc, từ năng suất bình quân 29 triệu đồng/ha năm 2013 đến nay đã đạt khoảng 50 triệu đồng/ha. Xác định áp dụng NNCNC là hướng đi phù hợp, thời gian tới, địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh cơ giới hóa; xây dựng cánh đồng mẫu lớn; mô; hình ứng dụng cô;ng nghệ cao, khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Hay như huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cũng đang trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về phát triển NNCNC với việc triển khai xây dựng các vùng sản xuất nô;ng sản hàng hóa theo các tiểu vùng đặc trưng. Hiện toàn huyện có khoảng 150 ha diện tích NNCNC, với hơn 58 ha cây ăn quả, 33 ha cây dược liệu, 40 ha cây rau các loại; 13 ha hoa trồng trong nhà kính, nhà lưới... cho thu nhập từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng/ha/năm. Ngoài tỉnh Sơn La và Lào Cai, hiện các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Cao Bằng… cũng đang tích cực xây dựng, triển khai các mô; hình ứng dụng cô;ng nghệ cao trong sản xuất nô;ng nghiệp. Bộ Nô;ng nghiệp và Phát triển nô;ng thô;n tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện hồ sơ đề án khu NNCNC cho các địa phương, trong đó có một số tỉnh thuộc miền núi phía Bắc để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập, tạo ra những hạt nhân thúc đẩy phát triển NNCNC ở các vùng sinh thái khác nhau.

Để thúc đẩy số hóa nô;ng nghiệp trong phát triển vùng đồng bào DTTS&MN, Chương trình đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 xây dựng được ít nhất 1.000 mô; hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và cô;ng nghệ có hiệu quả, trong đó có ít nhất 30% mô; hình thực hiện ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; tăng tỷ lệ các mô; hình liên kết ứng dụng khoa học và cô;ng nghệ theo chuỗi giá trị hàng hóa, các mô; hình có quy mô; sản xuất lớn, quy mô; cô;ng nghiệp, gắn sản xuất nô;ng nghiệp với cô;ng nghiệp chế biến; chuyển giao được ít nhất 1.500 lượt cô;ng nghệ mới, tiên tiến ở các lĩnh vực khoa học và cô;ng nghệ, trong đó có ít nhất 20% cô;ng nghệ cao; đào tạo ít nhất 1.500 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 60.000 lượt nô;ng dân; có ít nhất 10 doanh nghiệp khoa học và cô;ng nghệ hoạt động chuyển giao khoa học và cô;ng nghệ phục vụ phát triển nô;ng thô;n, miền núi, vùng dân tộc thiểu số được hình thành từ Chương trình.

Giải pháp thúc đẩy số hóa nô;ng nghiệp trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời gian tới

Hiệu quả của Chương trình được các cấp chính quyền và người dân đánh giá cao và nhân rộng trong thực tiễn. Tuy nhiên, việc ứng dụng KHCN phục vụ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập đòi hỏi các bộ, ngành hữu quan cần có sự điều chỉnh và xây dựng các chương trình, chính sách phù hợp; hoạt động KHCN còn thiếu các chính sách mang tính đột phá cho vùng DTTS&MN, chưa tạo sản phẩm mũi nhọn; nguồn lực dành cho KHCN vùng DTTS&MN còn hạn chế; việc duy trì, phát huy các mô; hình ở các địa phương còn khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực, chưa tạo được chuỗi giá trị; chưa có nghiên cứu, đề tài khoa học về trình độ phát triển của từng thành phần dân tộc; Các mô; hình NNCNC trong sản xuất nô;ng sản theo chuỗi còn nhỏ lẻ, phân bố khô;ng đồng đều. Đóng góp của khoa học và đổi mới cô;ng nghệ trong tăng trưởng nô;ng nghiệp còn hạn chế; cô;ng nghiệp chế biến nô;ng sản và cô;ng nghiệp dịch vụ hỗ trợ nô;ng nghiệp chưa thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư và đổi mới cô;ng nghệ; phần lớn người dân và các Hợp tác xã vùng đồng bào DTTS&MN chưa được đào tạo về cách thức bán hàng trên mạng, kỹ năng bán hàng và cách chốt đơn; cũng như hướng dẫn chi tiết về cách đóng gói, bảo quản nô;ng sản trước khi chuyển cho các nhà phân phối.

Để thực hiện số hóa nô;ng nghiệp trong phát triển vùng đồng bào DTTS&MN trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp như:

Về khoa học và cô;ng nghệ: Lựa chọn những tiến bộ khoa học và cô;ng nghệ trong nước hoặc từ nước ngoài có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện thực tế từng vùng miền, địa phương để triển khai ứng dụng, chuyển giao. Chú trọng cô;ng nghệ bảo quản, chế biến cho các vùng khó khăn. Lựa chọn địa bàn phù hợp, có điều kiện thuận lợi cho việc tham quan, học hỏi và nhân rộng; Lựa chọn đối tượng tiếp nhận cô;ng nghệ có đủ điều kiện để triển khai ứng dụng tại địa phương; Lựa chọn cách thức chuyển giao phù hợp với tính chất và loại hình cô;ng nghệ; Đặc biệt, tăng cường hoạt động dịch vụ chuyển giao, kết nối cung - cầu cô;ng nghệ hỗ trợ các cá nhân, tổ chức xây dựng và thực hiện các dự án khoa học và cô;ng nghệ. Xây dựng và phát hành các tài liệu, ấn phẩm để phổ cập kiến thức, chia sẻ thô;ng tin khoa học và cô;ng nghệ, kết quả thực hiện mô; hình tại các địa phương cho vùng nô;ng thô;n, miền núi và vùng dân tộc thiểu số.

Về nguồn nhân lực, có chính sách khuyến khích cán bộ khoa học tham gia cô;ng tác chuyển giao cô;ng nghệ; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao, các doanh nghiệp tham gia Chương trình; Khuyến khích cán bộ khoa học trẻ, cán bộ tình nguyện đến làm việc thường xuyên tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, kiến thức khoa học và cô;ng nghệ cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tập huấn kỹ thuật cho nô;ng dân, ưu tiên người trực tiếp tham gia thực hiện dự án là phụ nữ.

Về tổ chức quản lý: Cần phân cấp việc quản lý các dự án của Chương trình theo nguyên tắc: Các dự án trọng điểm quy mô; lớn, có tính chất tác động liên vùng do Bộ Khoa học và Cô;ng nghệ trực tiếp quản lý; các dự án có quy mô; nhỏ, khô;ng có tính chất tác động liên vùng thì ủy quyền cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý; Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp liên kết với người dân trong thực hiện các dự án ứng dụng, chuyển giao cô;ng nghệ mới, tiên tiến ở khu vực nô;ng thô;n, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; Xây dựng cơ chế về hỗ trợ kinh phí; về ưu tiên, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; về chuyển giao tài sản khô;ng bồi hoàn khi kết thúc nhiệm vụ thuộc Chương trình; Phối hợp, lồng ghép trong lựa chọn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để phát huy hiệu quả của các dự án./.

Linh An

 


Ứng dụng giải trí sòng bạc trực tiếp