Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 và nỗ lực hoàn thành mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

|

Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 và nỗ lực hoàn thành mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19, song công tác phòng chống HIV/ AIDS của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực. Việt Nam tiếp tục được đánh giá là quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV có chất lượng thông qua các mô hình hiệu quả... Cùng với những kết quả đã đạt được, Việt Nam cũng đang từng bước nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Kết quả công tác phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS trong bối cảnh dịch Covid-19


Theo báo cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS ước tính cả nước có khoảng 230 nghìn người nhiễm HIV còn sống, hiện nay số người nhiễm HIV báo cáo được phát hiện là 213,8 nghìn người (có khoảng 5% trùng lặp) giảm so với năm 2020 là 13,9 nghìn, số tử vong tích lũy là 110,9 nghìn người, số tử vong mới trong năm 2021 là gần 1,9 nghìn người. Năm 2021 phát hiện 13,2 nghìn người nhiễm HIV, trong đó cao nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long 27% và TP. Hồ Chí Minh 26%, khu vực Đông Nam Bộ là 15%, khu vực miền núi phía Bắc 8%, Miền Trung và đồng bằng Sông Hồng 4%, Tây Nguyên 2%... Tỷ lệ nhiễm HIV tăng rất nhanh trong nhóm MSM (tình dục đồng giới), trong đó tỷ lệ nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ, đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (79,1%), tỷ lệ này tiếp tục tăng mạnh thành đường lây chính. Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao đã giảm đáng kể và tỷ lệ chung trong cộng đồng được kiểm soát ở mức dưới 0,3%.

Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh Covid-19 song công tác phòng chống HIV/AIDS của nước ta vẫn đạt được những thành công đáng ghi nhận. Trong đó, một số hoạt động nổi bật, như:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn chuyên môn trong công tác phòng chống HIV/AIDS từng bước được cụ thể hóa và kiện toàn, thể hiện cam kết về chính trị mạnh mẽ: Nghị định số 63/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Nghị định số 109/2021/NĐ-CP quy định cơ sở đủ kiện xác định tình trạng nghiện ma túy, hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; Thông tư số 09/2021/TT-BYT của Bộ Y tế quy định quy trình, thời điểm, số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; Thông tư số 15/2021/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập cùng 08 Quyết định hướng dẫn triển khai hoạt động chuyên môn được ban hành.

Việc triển khai xét nghiệm HIV được mở rộng và đa dạng hóa: Triển khai xét nghiệm sàng lọc tại 1.345 cơ sở. Tiếp tục đa dạng và mở rộng mô hình cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng tại 33 tỉnh/TP; triển khai hoạt động tự xét nghiệm HIV tại 11 tỉnh/TP. Thí điểm triển khai cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV qua trang thông tin điện tử http://tuxetnghiem.vn tại 04 tỉnh/TP và qua hệ thống nhà thuốc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Triển khai xét nghiệm khẳng định HIV tại 144 phòng xét nghiệm tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 57 cơ sở tại tuyến huyện. Triển khai xét nghiệm nhiễm mới tại 17 tỉnh trọng điểm.

 


Ảnh minh họa: Nguồn internet

 
Đặc biệt, trong bối cảnh Covid-19 công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được đảm bảo và duy trì liên tục: Cấp phát thuốc khi cơ sở Methadone bị phong toả, cách ly; Cấp phát thuốc Methadone cho người bệnh bị cách ly do Covid-19 (tại cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung, tại nhà); Cấp thuốc về nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Trong đó, năm 2021, thực hiện thí điểm cấp thuốc Methadone dài ngày tại 03 tỉnh Lai Châu, Hải Phòng, Điện Biên với 1.187 bệnh nhân (tính đến 30/11/2021).
 
Kết quả cho thấy, hầu hết c&aacute;c bệnh nhân được cấp thuốc về nhà tuân thủ điều trị tốt. Việc mở rộng điều trị ARV được thực hiện đúng kế hoạch, liên tục trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Ph&aacute;c đồ thuốc ARV đã được tối ưu ho&aacute;, thuốc ARV mới (TLD) được mở rộng. Chất lượng điều trị HIV/AIDS tiếp tục được duy trì ở mức cao, với 97,2% bệnh nhân có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (1000 bản sao/ ml) và 95,1% bệnh nhân có tải lượng dưới ngưỡng ph&aacute;t hiện (<200 bản sao/ml m&aacute;u). Đây là một trong những tỷ lệ ức chế virus cao nhất trên thế giới.
 
Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị Viêm gan trên bệnh nhân đồng nhiễm HIV/ VGC. Hiện có 213 cơ sở PrEP, trong đó 77,5% là tại cơ sở Y tế công lập; 50% kh&aacute;ch hàng tại cơ sở công lập. Tỷ lệ kh&aacute;ch hàng duy trì PrEP trên 3 th&aacute;ng là 80,4%. Số kh&aacute;ch hàng dương tính có sử dụng PrEP chỉ chiếm 0,02%. Hiện đang triển khai bệnh &aacute;n điện tử và b&aacute;o c&aacute;o trực tuyến. Từ th&aacute;ng 3/2021 triển khai điều trị Viêm gan trên bệnh nhân đồng nhiễm HIV/VGC. Kết quả tổng hợp đến hết 30/11/2021 có 3.819 người được điều trị viêm gan C mạn. Tỷ lệ khỏi bệnh viêm gan C trong số người đã hoàn thành điều trị và được làm xét nghiệm SVR12 là 99%.

Ngoài ra, trong bối cảnh Covid-19, Chính phủ, Bộ Y tế và c&aacute;c địa phương đã triển khai nhiều giải ph&aacute;p nhằm thực hiện phòng chống HIV/AIDS linh hoạt, hiệu quả, như: Hướng dẫn tiếp cận với kh&aacute;ch hàng qua c&aacute;c ứng dụng online; hướng dẫn tự xét nghiệm HIV; hướng dẫn phòng, chống dịch tại c&aacute;c cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; đ&aacute;p ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện c&aacute;c chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều th&aacute;ng cho người bệnh)… Tăng cường kết nối giữa cơ sở y tế và cộng đồng trong duy trì điều trị ARV thông qua việc triển khai nhóm hỗ trợ kỹ thuật duy trì ARV trên zalo… Với những ứng phó và chuyển đổi linh hoạt, kịp thời trong triển khai phòng chống và điều trị HIV/AIDS trong bối cảnh Covid-19 đã đảm bảo công t&aacute;c phòng chống HIV/AIDS không bị gi&aacute;n đoạn và thực sự mang lại hiệu quả tích cực.

̃ lực thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Có thể thấy, mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song trong c&aacute;c năm 2020 - 2021, tình hình dịch Covid-19 cũng đã có những t&aacute;c động ảnh hưởng đến công t&aacute;c phòng chống, điều trị HIV/AIDS, bên cạnh đó việc tuyên truyền, tiếp cận hoạt động xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS có lúc, có nơi bị gi&aacute;n đoạn khiến công t&aacute;c phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, như: Một số quy định trong văn bản ph&aacute;p luật, chính s&aacute;ch về phòng chống HIV/AIDS còn thiếu hoặc không còn phù hợp với yêu cầu và bối cảnh tình hình mới. Một số địa phương chưa xây dựng được quy chế phối hợp liên ngành trong công t&aacute;c phòng, chống HIV/AIDS; kinh phí dành cho công t&aacute;c phòng, chống HIV/AIDS có xu hướng giảm, xã hội hóa còn hạn chế; c&aacute;n bộ làm công t&aacute;c phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt tại tuyến cơ sở thiếu về số lượng, yếu  về chất lượng. Đội ngũ c&aacute;n bộ chuyên tr&aacute;ch phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến huyện, tuyến xã ở nhiều địa phương hầu hết kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn chưa đ&aacute;p ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Công t&aacute;c thông tin, tuyên truyền, gi&aacute;o dục, vận động tại một số địa phương chưa thường xuyên, liên tục. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho c&aacute;c đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao gặp nhiều khó khăn. Công t&aacute;c nắm bắt tình hình, thông tin, b&aacute;o c&aacute;o phòng, chống HIV/AIDS của một số địa phương chưa đạt yêu cầu, việc ph&aacute;t hiện dịch bệnh có lúc còn chậm. Độ bao phủ của c&aacute;c dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế; vẫn còn diễn ra sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với người nhiễm HIV và gia đình họ…

Cùng với đó, Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch HIV/AIDS trong vài năm gần đây có diễn biến đ&aacute;ng quan ngại. Tỷ lệ nhiễm HIV có xu hướng gia tăng ở một số địa phương, đặc biệt là c&aacute;c tỉnh phía Nam. Trong khi tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ b&aacute;n dâm được khống chế ở mức thấp (trên dưới 3%) trong nhiều năm, thì tỷ lệ này ở nhóm tiêm chích ma túy vẫn còn kh&aacute; cao (trên 12%). Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tăng lên một c&aacute;ch đ&aacute;ng lo ngại, từ 6,7% năm 2014 lên 12,2% (2017) và 13,3% (2020). Một số địa phương, tỷ lệ MSM chiếm đến 50-70% tổng số c&aacute;c trường hợp nhiễm HIV được ph&aacute;t hiện… Theo nhận định của c&aacute;c chuyên gia, trong thời gian tới, HIV/AIDS vẫn sẽ còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây g&aacute;nh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Mức độ giảm của dịch HIV/AIDS chưa bảo đảm tính bền vững và còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng ph&aacute;t. Hình th&aacute;i dịch có những diễn biến mới và phức tạp, xuất hiện những hành vi nguy cơ mới như việc sử dụng nhiều loại ma túy kh&aacute;c nhau; sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn là một th&aacute;ch thức lớn…

Nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả công t&aacute;c phòng chống và điều trị HIV/AIDS và đặc biệt là hoàn thành mục tiêu chấm dứt đại dịch vào năm 2030 theo mục tiêu được đề ra tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt th&aacute;ng 8/2020 về Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, thời gian tới công t&aacute;c phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam cần tập trung triển khai thực hiện một số giải ph&aacute;p:

Tiếp tục qu&aacute;n triệt, triển khai thực hiện c&aacute;c chủ trương của Đảng, chính s&aacute;ch của Nhà nước về công t&aacute;c phòng, chống HIV/AIDS. Rà so&aacute;t, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm ph&aacute;p luật về phòng, chống HIV/AIDS nh??m bảo đảm tính phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống ph&aacute;p luật có liên quan kh&aacute;c. Tạo môi trường chính s&aacute;ch và cơ chế tài chính thuận lợi cho c&aacute;c tổ chức xã hội tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Duy trì mức đầu tư cho công t&aacute;c phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm bù đắp nguồn lực thiếu hụt do sự cắt giảm viện trợ của quốc tế. Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả c&aacute;c nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường sự tham gia của c&aacute;c c&aacute; nhân, tổ chức, khu vực tư nhân trong đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Củng cố bộ m&aacute;y tổ chức, bảo đảm đủ nhân lực cho công t&aacute;c phòng chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công t&aacute;c phòng, chống HIV/AIDS c&aacute;c tuyến, đặc biệt là tuyến tỉnh và tuyến huyện. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại c&aacute;c địa phương.

Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công t&aacute;c thông tin, gi&aacute;o dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cả về nội dung và hình thức, bảo đảm bao phủ mọi đối tượng, tới c&aacute;c cộng đồng dân cư, từng gia đình, từng người dân, nhất là thanh thiếu niên.

Tập trung triển khai c&aacute;c giải ph&aacute;p can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho c&aacute;c nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao. Đổi mới và nâng cao chất lượng điều trị nghiện c&aacute;c chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Mở rộng c&aacute;c mô hình điều trị, cấp ph&aacute;t thuốc tại tuyến cơ sở. Đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV. Mở rộng điều trị HIV/AIDS, lồng ghép dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống kh&aacute;m bệnh, chữa bệnh chung; huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS; phân cấp điều trị HIV/AIDS về tuyến y tế cơ sở; mở rộng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại tuyến xã, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS tại nhà và cộng đồng…

Năm 2022, để tiếp tục nâng cao chất lượng phòng chống HIV/AIDS Cục Phòng chống HIV/AIDS đặt mục tiêu: Đa dạng và mở rộng xét nghiệm HIV, phấn đấu ph&aacute;t hiện mới 10 nghìn trường hợp nhiễm HIV; nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình điều trị nghiện c&aacute;c chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Duy trì điều trị nghiện c&aacute;c chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho trên 50 nghìn bệnh nhân. Mở rộng triển khai cấp ph&aacute;t thuốc Methadone cho bệnh nhân mang về nhà tại 06 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng, Lào Cai, Bắc Giang và Nghệ An; Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) cho 45 nghìn bệnh nhân; Mở rộng điều trị ARV cho 170 nghìn bệnh nhân HIV/AIDS; tiếp tục duy trì chất lượng điều trị, đảm bảo tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng Virus dưới ngưỡng ức chế trên 95%; Tiếp tục tăng số lượng bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV nguồn Bảo hiểm y tế lên 120 nghìn bệnh nhân;…

Với việc triển khai đồng bộ, khoa học nhiều giải ph&aacute;p, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự nỗ lực của ngành Y tế cùng vai trò chủ động, tích cực của mọi người dân, tin tưởng rằng Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030./.
Thu Hòa
Trang web Treasure Tomb Entertainment