Việc làm cho thanh niên: Những vấn đề đặt ra

|

Việc làm cho thanh niên: Những vấn đề đặt ra

Thực trạng lao động- nghề nghiệp của thanh niê;n
 
Theo Tổng cục Thống kê;, quý 2 năm 2018, cả nước có 12.654,8 nghìn thanh niê;n (từ 15 - 24 tuổi). Số lực lượng lao động thanh niê;n (từ 15 - 24 tuổi) là 7.203,4 nghìn người. Trong đó, số lực lượng lao động thanh niê;n ở khu vực thành thị thấp hơn so với số lực lượng lao động thanh niê;n ở khu vực nông thôn. Cụ thể, lực lượng lao động thanh niê;n khu vực thành thị là 1.986,8 nghìn người và nông thôn là 5.216,7 nghìn người.
 
Phân bố lực lượng lao động theo nhóm tuổi giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn có sự khác biệt đáng kể. Tỷ trọng của nhóm lao động trẻ (15-24 tuổi) và nhóm lao động già (55 tuổi trở lê;n) ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn. Ngược lại, tỷ trọng của nhóm lao động chính (25-54 tuổi) khu vực thành thị lại cao hơn ở khu vực nông thôn. Thực tế này do nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị đã gia nhập thị trường lao động muộn vì có thời gian đi học dài hơn và lao động ở khu vực nông thôn tuy gia nhập sớm nhưng lại rời khỏi lực lượng lao động muộn hơn, như một phần ảnh hưởng bởi đặc điểm của loại hình việc làm nông thôn.
 


Ảnh minh họa, nguồn Internet

Chất lượng lao động thanh niê;n có nhiều thay đổi, theo hướng tỷ lệ thanh niê;n được đào tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, tay nghề ngày càng nâng cao, dần tiệm cận được yê;u cầu của khu vực và quốc tế. Công tác đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, hướng nghiệp cho thanh niê;n được đẩy mạnh. Hoạt động giáo dục, đào tạo được phát triển và đa dạng hóa về loại hình. Bê;n cạnh hệ thống các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học công lập, còn mở rộng phát triển các trường dân lập, qua đó giúp thanh niê;n có nhiều cơ hội được học tập. Mỗi năm có hàng trăm nghìn sinh viê;n hệ cao đẳng và đại học tốt nghiệp, bổ sung cho lực lượng lao động xã hội.
 
Nhiều chính sách cải cách, đổi mới trong nước tiếp tục phát huy hiệu quả như: Chính sách đất đai, tín dụng, cải cách bộ máy hành chính giúp cho môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, cùng những tác động tích cực từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, kéo theo việc làm tăng mạnh tạo thê;m cơ hội việc làm cho lao động thanh niê;n và các thành phần lao động khác trong xã hội. Cụ thể, việc triển khai các Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các dự án kinh tế trọng điểm, đã góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho lao động trẻ. Hàng năm, các chương trình, dự án này đã giải quyết việc làm cho 1,2 triệu lao động.
 
Mặt khác, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong giải quyết việc làm cho thanh niê;n đã  được các cấp, các ngành quan tâm như: Tổ chức các phiê;n giao dịch việc làm dành cho thanh niê;n và sinh viê;n; phối hợp với địa phương và nhà trường hay các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, các trung tâm dịch vụviệc làm tổ chức tuyê;n truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niê;n, học sinh, sinh viê;n. Đặc biệt, những thanh niê;n là bộ đội, công an  xuất ngũ luôn được ưu tiê;n tuyển chọn tham gia các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường đòi hỏi yê;u cầu cao (như Nhật Bản, Hàn Quốc)... Việc hỗ trợ vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm tiếp tục phát huy hiệu quả với doanh số cho vay hàng năm từ 2.200-2.500 tỷ đồng. Quỹ đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động, chủ yếu ở khu vực nông thôn, trong đó, khoảng 50% là lao động thanh niê;n. Ngoài ra, nguồn vốn cho vay theo kê;nh Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý cũng hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 5 nghìn lao động thanh niê;n. Việc triển khai các mô hình thanh niê;n hỗ trợ nhau lập thân, lập nghiệp để phát triển sản xuất do đoàn thanh niê;n các cấp phát động đã đạt được kết quả tích cực. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có nhiều biện pháp hỗ trợ thanh niê;n về hướng nghiệp việc làm. Tháng 10/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ phê; duyệt quyết định đề án hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viê;n với mục tiê;u thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viê;n; đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp; tạo môi trường thúc đẩy ý tưởng các dự án khởi nghiệp. Mục tiê;u đề án đặt ra đến năm 2020, 100% các trường cao đẳng, đại học, trung cấp phải có kế hoạch hỗ trợ sinh viê;n khởi nghiệp; 90% các trường sẽ có kế hoạch cụ thể đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng khởi nghiệp; 70% các trường đại học và 50% các trường trung cấp phát triển và hiện thực hóa 2 dự án khởi nghiệp.
 
Tuy nhiê;n, tình trạng thất nghiệp trong thanh niê;n tiếp tục là thách thức đối với nền kinh tế nước ta. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hàng năm, cả nước có khoảng 700-800 nghìn sinh viê;n tốt nghiệp cao đẳng, đại học có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng gặp nhiều khó khăn, trong đó có khoảng 200 nghìn người có trình độ từ cao đẳng, đại học thất nghiệp, chủ yếu trong các khối ngành kinh tế, xã hội. Theo Tổng cục Thống kê;, năm 2018 ước tính, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niê;n (từ 15-24 tuổi) là 7,06%, trong đó khu vực thành thị là 10,56%; khu vực nông thôn là 5,73%.
 
Bê;n cạnh đó, số liệu của Quý II năm 2018 cũng cho thấy lao động thanh niê;n thiếu việc làm chiếm 20,8% (tương đương 154,4 nghìn thanh niê;n) trong tổng số lao động thiếu việc làm cả nước. Tỷ trọng thiếu việc làm nam thanh niê;n thấp hơn so với nữ thanh niê;n (23,5% và 17,7%). Tỷ trọng thiếu việc làm của nam, nữ thanh niê;n giữa nông thôn và thành thị cũng có sự chê;nh lệch. Cụ thể, tỷ trọng thiếu việc làm nam thanh niê;n nông thôn cao hơn so với nam thanh niê;n thành thị (24,6% và 17,7%). Ngược lại tỷ trọng thiếu việc làm nữ thanh niê;n nông thôn lại thấp hơn so với nữ thanh niê;n thành thị (17,2% và 20,2%).
 
Tỷ lệ thất nghiệp nhóm thanh niê;n (từ 15 đến 24 tuổi) cũng có sự khác biệt với nhóm lao động từ 25 tuổi trở lê;n. Tính đến quý 2 năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung ở thanh niê;n cao hơn gần 5,8 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lê;n (7,10% so với 1,23%)...
 
Đáng chú ý mức độ thất nghiệp của thanh niê;n có xu hướng tăng dần theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT), tỷ lệ thất nghiệp chung của thanh niê;n đã qua đào tạo CMKT từ 3 tháng trở lê;n đứng ở mức 10,2%, trong đó mức độ thất nghiệp ở nữ thanh niê;n cao hơn nam thanh niê;n (11,84% so với 7,85%). Tương tự, khác biệt giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại nhưng không đáng kể (10,74% so với 9,38%). Tỷ lệ thất nghiệp thanh niê;n trình độ cao đẳng và đại học trở lê;n khoảng 9,56% và 14,24%. Trong khi, tỷ lệ này thấp hơn đáng kể cho nhóm thanh niê;n có trình độ sơ cấp, trung cấp (chỉ khoảng 2,86% và 8,36%).
 
Việt Nam là một nước nông nghiệp, do kinh tế phát triển còn thấp nê;n mức sống của người dân chưa cao và an sinh xã hội chưa đầy đủ, vậy người lao động thường chấp nhận làm bất cứ loại công việc gì, kể cả những công việc có mức thu nhập thấp, bấp bê;nh, điều kiện làm việc không đảm bảo để nuôi sống bản thân và gia đình. Điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2018 của Tổng cục Thống kê; cho thấy, đến quý 2 năm 2018, trong tổng số gần 54,0 triệu lao độngviệc làm, chỉ có khoảng 11,6% (tương đương gần 6,3 triệu người) tự đánh giá công việc chính hiện tại là chưa phù hợp với ngành/nghề được đào tạo và 1,9% (tương đương 1,01 triệu người) coi đó là công việc tạm thời trong thời gian chờ đợi/tìm kiếm một công việc khác thay thế. Tuy nhiê;n, số lao động đangviệc làm nhưng sẵn sàng hoặc đã có bước đi cụ thể tìm kiếm công việc mới chiếm phần đáng kể trong tổng số người coi công việc hiện tại là tạm thời (tương ứng 76,6% và 53,3% hay hơn 0,77 triệu và hơn 0,54 triệu người). Hầu hết lao động việc đang tìm kiếm việc làm mới này đều sẵn sàng đảm nhận công việc mới ngay khi có cơ hội (97,0%).
 
Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động, nhất là lao động có trình độ CMKT thấp. Việc nâng cao chất lượng lao động và giải quyết việc làm cho thanh niê;n vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ cấu đào tạo lao động thanh niê;n chưa hợp lý, chưa có sự phân luồng giữa các ngành nghề dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Công tác đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động. Hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niê;n, sinh viê;n chưa hiệu quả. Công tác dự báo thị trường lao động còn hạn chế. Thanh niê;n và sinh viê;n ra trường còn thiếu các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Bê;n cạnh đó, một số chính sách ưu đãi về việc làm cho thanh niê;n ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biê;n giới, hải đảo chưa thực sự hấp dẫn. Thiếu nguồn lực thực hiện hệ thống chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niê;n.

 


Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Giải pháp tạo việc làm cho thanh niê;n thời gian tới
 
Để phát huy hiệu quả năng lực sức sáng tạo của thanh niê;n vào phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau:
 
Một là, tiếp tục hoàn thiện chính sách giáo dục, đào tạo cho thanh niê;n, giúp thanh niê;n có điều kiện được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để có cơ hội lựa chọn nghề phù hợp. Khuyến khích việc tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chú ý đào tạo nghề công nghiệp, dịch vụ cho thanh niê;n, học sinh mới tốt nghiệp phổ thông, đặc biệt với học sinh nông thôn, nhằm giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp.
 
 Hai là, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiê;u Giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020, tập trung vào các dự án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, dự án phát triển thị trường lao động và việc làm; đề án hỗ trợ học sinh, sinh viê;n khởi nghiệp đến năm 2025; hỗ trợ thanh niê;n lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp qua Quỹ Quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác; nâng cao chất lượng, tăng số lượng lao động trẻ đi làm việcnước ngoài theo hợp đồng. Tăng cường thông tin, tuyê;n truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niê;n
 
Ba là, nâng cao năng lực dự báo nhu cầu lao động theo ngành, nghề làm cơ sở, định hướng đào tạo cho thanh niê;n; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin thị trường lao động.
 
Bốn là, đẩy mạnh đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn đào tạo nghề nghiệp với việc làm; chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
 
Năm là, tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viê;n, thanh niê;n thông qua hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm công; đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm; nâng tần suất, phạm vi các hoạt động các sàn giao dịch việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc có ứng dụng công nghệ thông tin./.

 
Nhàn Thư
APP cá cược Lucky Rabbit